Bí quyết để dễ dàng kết bạn với người Đức

0
636

Nước Đức là cái nôi của những văn hóa lâu đời và truyền thống bậc nhất châu Âu mà hầu như ai cũng mong muốn được đặt chân đến một lần trong đời. Nước Đức còn nổi tiếng với nền giáo dục tiên tiến, chất lượng và những thành tích đáng nể trên nhiều lĩnh vực. Vậy người Đức thì sao? Họ có điều gì đặc biệt, có dễ dàng kết bạn với những du khách phương xa? Nếu bạn đã sẵn sàng làm bạn với người Đức, hãy đọc những điều sau để hiểu họ.

Xưng hô

Người Đức có cách xưng hô khá lịch thiệp và trang trọng, thể hiện sự tôn kính với đối phương. Những người có học vị hay chức vụ cao thường được gọi kèm học vị và chức vụ đó. Chẳng hạn, người ta sẽ gọi Tiến sĩ Schmidt, Bà Bộ trưởng hay Ngài Thị trưởng… Người Đức cũng không quên những danh xưng quý tộc cho dù ngày nay không còn như ở thời kì Phục Hưng. Họ sẽ không nói “Thưa Ông Bá tước” mà sẽ nói “Thưa Ngài Tiến sĩ Bá tước”. Chính vì vậy, nếu người mà bạn gặp có địa vị cao, bạn nên chú ý trong cách xưng hô để không làm họ mất lòng.

bi-quyet-de-de-dang-ket-ban-voi-nguoi-duc-1

Chào hỏi

Người Đức thường có thói quen ai trông thấy người kia trước sẽ chào trước. Nếu là đối tác kinh doanh thì chào theo thứ bậc, từ người có chức vụ cao nhất cho đến thấp nhất. Những người quen nhau trước sẽ chào nhau trước. Vì vậy nếu bạn bắt gặp một nhóm bạn trong đó có người bạn đã quen từ trước, hãy nhớ chào họ trước rồi lần lượt đến những người khác. Khi tất cả đã làm quen với nhau thì người Đức mới bắt tay nhau.

Trao danh thiếp

Trao danh thiếp được xem như một phép giao tiếp lịch sự, một phương thức liên hệ nhất định. Nếu bạn muốn trao danh thiếp cho ai đó, hãy đưa từ người có chức vụ cao nhất xuống thấp. Hoặc không, hãy trao cho người bên cạnh mình trước. Ngược lại, khi được ai đó trao danh thiếp cho bạn, nhớ là phải xem trước đã rồi mới cất đi nếu không muốn bị hiểu nhầm rằng bạn không hề quan tâm tới họ.

Làm quen

Cách tốt nhất để làm quen với người Đức là chủ động và tự tin nói chuyện với họ. Hãy từ từ tìm ra điểm chung, chủ đề yêu thích của cả hai để nói nhưng nên tránh chủ đề chính trị và tôn giáo. Bạn cũng không nên nói những điều tiêu cực, hãy chỉ nói đến những điều tích cực để bầu không khí được dễ chịu, ôn hòa.

bi-quyet-de-de-dang-ket-ban-voi-nguoi-duc-2

Ứng xử qua điện thoại

Người Đức khá rõ ràng và lịch thiệp thể hiện trong cách ứng xử qua điện thoại. Người gọi đến sẽ giới thiệu tên và người được gọi cũng xưng danh và tự giới thiệu ai đang nghe máy, ít khi họ sử dụng ngôi thứ 3 như “đây là ông John” để nói chuyện với người ở đầu dây bên kia.

Lời khen

Nếu muốn kết bạn và thân mật hơn với những người bạn Đức, bạn nên biết sử dụng lời khen đúng lúc, đúng chỗ. Hãy hướng tới những điều tích cực, dành tặng họ những điều chân thành nhất, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt so với việc chỉ thăm hỏi xã giao.

Đối xử với phụ nữ

Việc ưu ái với phụ nữ dường như chỉ diễn ra trong cuộc sống bình thường hằng ngày. Trong công việc làm ăn, trao đổi với các đối tác, họ khá rõ ràng, không có chuyện nhường nhịn những đối thủ là nữ. Việc cởi áo khoác, mở cửa ô tô hay kéo ghế thậm chí đôi khi do những người phụ nữ làm và nếu bạn từ chối những hành động này thì đó là một điều vô cùng khiếm nhã trong con mắt người Đức.

bi-quyet-de-de-dang-ket-ban-voi-nguoi-duc-3

Đi cùng xe

Nếu một người bạn Đức rủ bạn đi chơi và người đó lái xe, bạn không nên ngồi ở ghế sau mà nên ngồi ghế trước để đồng hành cùng họ. Những vị khách danh dự theo quan niệm của người Đức sẽ ngồi ở bên phải hàng ghế sau tính từ vị trí của người lái xe. Nếu đi taxi, ai ngồi trước sẽ là người trả tiền.

Đúng giờ

Như nhiều nước tiến bộ khác, người Đức rất coi trọng giờ giấc và việc trễ hẹn làm họ bực mình. Nếu muốn thể hiện thái độ chân thành, lịch sự và cầu tiến, bạn nên đến sớm hơn hoặc đúng giờ hẹn.

Khoảng cách hợp lý

bi-quyet-de-de-dang-ket-ban-voi-nguoi-duc-4

Người Đức có những “quy định ngầm” mà mọi người đều tự hiểu về một khoảng cách thích hợp với những đối tượng khác nhau. Với bạn bè, khoảng cách 60cm là dành cho những người thân thiết. Với đối đối tác hoặc những người bạn mới quen lần đầu, khoảng cách có thể từ 1m đến 1,5m. Khi nói những từ ngữ, cử chỉ cũng cần cân nhắc sao cho phù hợp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây