Tưng bừng lễ hội hóa trang Carnival độc đáo ở thành phố Venice

0
810

Khởi nguồn từ thói quen đeo mặt nạ xuống phố trẩy hội, giao lưu kết bạn của giới quý tộc của thành phố, lễ hội hóa trang Carnival ở Venice đã được hình thành và dần trở thành một trong những điểm nhấn văn hóa của Ý từ thế kỷ XVIII đến tận ngày nay.

Lễ hội hóa trang Venice lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1296. Sau một thời gian khá dài gián đoạn, lễ hội được khôi phục vào năm 1980 và được tổ chức đều đặn hàng năm cho đến nay. Mỗi năm lễ hội mang một chủ đề khác nhau nhưng đều nhằm tôn vinh văn hóa và tạo nên những ngày hội vui vẻ cho người dân đầu năm mới. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 3 triệu người trên khắp thế giới đến tham dự Venice Carnival.

Thời tiết tháng một ở Venice lạnh và khá âm u cho đến khi Venice Carnival bắt đầu. Thành phố bỗng dưng biến thành một màn trình diễn khổng lồ với tiệc tùng và những bộ trang phục lộng lẫy. Lễ hội kéo dài trong suốt 2 tuần. Quảng trường St. Mark, các rạp hát, đường phố và tòa nhà công sở trở thành sàn diễn của các diễn viên, người làm xiếc, vũ công, nhạc sĩ…

Theo nghi thức truyền thống, lễ hội lại bắt đầu bằng “Cuộc chiến của loài Chuột”, trong đó một con chuột mô hình khổng lồ sẽ dẫn đầu đoàn thuyền được trang hoàng rực rỡ và đi dọc theo Kênh đào Chính của Venice.

Mặt nạ là nét đặc trưng nhất của lễ hội hóa trang Venice. Mặt nạ hóa trang thường được làm bằng da hoặc bằng giấy bồi theo kỹ thuật truyền thống. Ngày nay, mặt nạ còn được làm từ thạch cao, vàng lá và luôn được vẽ tay, thêm các chi tiết trang trí bằng lông chim, đá quý. Lavra là loại mặt nạ phổ biến và đặc trưng nhất của Venice, làm bằng sáp và thạch cao trắng như hình hồn ma, họa tiết đơn giản, nhưng có các chi tiết trang trí trên mũ cầu kỳ.

Những chiếc mặt nạ đóng vai trò rất quan trọng tại Venice Carnival, từ những chiếc mặt nạ “Medico Della Peste” mũi khoằm đến loại mặt nạ các bác sĩ dùng trong những trận dịch bệnh. Mỗi năm, một hội đồng giám khảo quốc tế được lập ra để chọn trao giải cho chiếc mặt nạ đẹp nhất.

Đeo mặt nạ là một trong những cách Venice khiến cho các đẳng cấp xã hội biến mất, xoá bỏ đi khoảng cách tuổi tác, ranh giới giàu nghèo, giới tính… Mọi người đều được bình đẳng và vui vẻ sau khuôn mặt bị che giấu. Ngoài ra, du khách khi tới đây còn được tham gia các bữa tiệc lộng lẫy, vũ hội xa hoa.

Trang phục truyền thống cho Venice Carnival là những chiếc váy dạ hội rườm rà và mặt nạ gắn đá quý đối với phụ nữ, áo choàng đen và mặt nạ đối với nam giới. Dù vậy, tất cả những điều trên là không bắt buộc. Du khách đến Venice Carnival thỏa thích chọn lựa loại trang phục, thỏa ước mong được mặc một bộ đồ nào đó mà họ mong mỏi từ lâu.

Cập nhật bảng giá vé tàu ưu đãi tới Venice tại DB Bahn: 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây